Hà Nội: (024) 32 028 112 - Hồ Chí Minh: (028) 36 229 885 sales@pacisoft.com

Liệu có nên tiếp tục sử dụng Windows 7 sau ngày 14.1.2020?

Jan 13, 2020 | Microsoft, Tin sản phẩm

Theo thống kê tính tới tháng 3/2019 thì vẫn còn khoảng 37% máy tính cá nhân đang sử dụng Windows 7. Với việc có một lượng lớn người dùng Windows 7 như vậy sẽ khiến HĐH này dễ rơi vào tầm ngắm của các tin tặc (hacker) chuyên viết và phát tán virus, malware, trojan… với mục đích tấn công, đánh cắp dữ liệu để đòi tiền chuộc. Dưới đây là 7 nguy cơ tiềm ẩn đối với người dùng Windows 7 sau ngày Microsoft ngừng hỗ trợ 5 điều giúp hạn chế rủi ro bị tin tặc tấn công.

7 nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng Windows 7 sau ngày End of life (E.O.L)

  1. Windows 7 sẽ bị tấn công bởi Worm nhiều hơn
    Sau ngày 14 tháng 1 năm 2020, rủi ro bảo mật của Windows 7 sẽ tăng lên rất nhiều vì Microsoft sẽ không còn tung các bản vá lỗi, update thường xuyên nữa. Có nghĩa là, nếu bạn vẫn đang chạy trên Windows 7, máy tính của bạn có thể dễ dàng bị tin tặc khai thác các lỗ hỗng thông qua phần mềm, hệ điều hành.
  2. Phần mềm hết hạn rất dễ lây lan malware độc hại
    Như đã đề cập bên trên, việc không nhận được các bản vá bảo mật thường xuyên sẽ khiến Windows 7 trở thành con mồi ngon, “dễ ức hiếp” đối với các hacker, thật ra bất kỳ phần mềm hết hạn nào cũng có nguy cơ lây lan malware độc hại vì nó không còn nhận được các bản cập nhật bảo mật và bản vá lỗi từ các nhà phát triển.
  3. Compliance
    Có các quy tắc bảo mật mà nhiều tổ chức phải tuân theo. Nếu doanh nghiệp, tập đoàn của bạn phải tuân thủ theo các quy tắc về bảo mật thì nên xem xét về quyết định nâng cấp thiết bị lên Windows 10.
  4. Khả năng tương thích
    Windows 7 lần đầu tiên ra mắt cách đây 11 năm rồi nên có thể nó không còn tương thích với các ứng dụng khác trên máy tính của bạn nữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị gián đoạn công việc khi Windows 7 gặp lỗi phát sinh (do tuổi thọ linh kiện, do gặp lỗi HĐH…).
  5. Tin tặc nắm các thông tin về lỗ hổng của Windows 7
    Microsoft đã nói về rủi ro bảo mật của Windows 7 trong nhiều năm nay. Điều này mang lại cho tin tặc một lợi thế rất lớn để chuẩn bị cho việc tấn công HĐH này sau ngày E.O.L và những hacker chắc hẳn đã nghiên cứu rất kỹ tất cả các lỗ hổng có thể tấn công được. Trong lịch sử, chúng ta đã thấy điều này xảy ra với cuộc tấn công WannaCry vào năm 2017.
  6. Phần mềm diệt virus của bạn sẽ trở nên gần như vô dụng
    Liệu phần mềm diệt virus của tôi vẫn bảo vệ máy tính của tôi nếu tôi tiếp tục sử dụng Windows 7? Câu trả lời ngắn gọn là không. Rủi ro bảo mật của Windows 7 vẫn sẽ xuất hiện dù có hoặc không sử dụng các phần mềm antivirus. Khi hệ thống an ninh mạng phát triển phức tạp hơn, việc sử dụng phần mềm antivirus làm cơ sở hạ tầng bảo mật duy nhất không phải là điều khôn ngoan. Antivirus có thể phát hiện virus dựa trên các dấu hiệu đã được upload lên dữ liệu (database) của bên cung cấp phần mềm antivirus, nhưng nó không thể phát hiện các biến thể mới. Do đó, một cyberthreat có thể dễ dàng di chuyển qua tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
  7. Mất dữ liệu
    Với việc chạy một HĐH đã hết hạn và dễ bị tấn công như Windows 7, giống như việc bạn đang mở rộng cửa cho các cuộc tấn công mạng. Dữ liệu đó là vàng. Bạn có thể tưởng tượng được việc ai đó sẽ mã hóa tất cả dữ liệu của bạn trên Windows 7 không?

Các doanh nghiệp chạy Windows 7 nên tự chuẩn bị để tránh tác động mà lỗ hổng đối với ransomware có thể gây ra cho các tổ chức của họ. Dưới đây là

5 điều giúp hạn chế rủi ro sau ngày Windows 7 E.O.L

  1. Đào tạo nhân viên
    Rủi ro lớn nhất là khả năng mất dữ liệu mà nhân viên lưu vào các vị trí không được bảo vệ. Hãy đảm bảo rằng mọi nhân viên trong doanh nghiệp tuân theo các quy định về nơi lưu dữ liệu để có thể bảo mật dữ liệu. Lưu các dữ liệu có giá trị vào các máy chủ tập trung, data center hoặc cloud có thể giúp giảm rủi ro.
  2. Đánh giá rủi ro bằng cách hiểu dữ liệu của bạn
    Đối với doanh nghiệp, các giải pháp phần mềm chuyên sâu có thể giúp xác định nơi dữ liệu chính tồn tại và đảm bảo rằng nó tuân thủ chính sách của công ty và các quy định của ngành. Điều này là rất quan trọng không chỉ để xác định các thách thức mà còn ưu tiên quá trình phục hồi.
  3. Xem xét nâng cấp lên Windows 10
    Đối với các doanh nghiệp lớn, tập đoàn thì việc này tốn khá nhiều thời gian và chi phí, nhưng đây cũng có thể được xem là một phần của chiến lược dài hạn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc nâng cấp lên hệ điều hành mới vẫn còn trong thời gian hỗ trợ đơn giản hơn nhiều.
  4. Chạy các bản vá (patch) bất cứ khi nào bạn có thể
    Theo Viện Ponemon, 60% số người được hỏi đã trải từng qua các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu đã làm như vậy mặc dù có một bản vá để ngăn chặn các vi phạm có sẵn cho họ. Các doanh nghiệp nên đảm bảo rằng họ luôn được cập nhật các bản vá mới nhất có thể. Người dùng cũng có thể mua gói ESU từ Microsoft để vẫn có thể truy cập các bản vá mới nhất trong quá trình chuyển sang hệ điều hành mới.
  5. Đảm bảo dữ liệu luôn được sao lưu
    Ransomware dựa trên ý tưởng rằng trả tiền chuộc sẽ là cách duy nhất / rẻ nhất để bản có thể lấy lại quyền truy cập vào dữ liệu của bạn, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy rằng nếu có 10 người trả tiền trả tiền chuộc cho hacker thì chỉ có khoảng 4 người có thể phục hồi dữ liệu lại hoàn toàn. Công ty chuyên về giải pháp bảo mật Veritas khuyên các doanh nghiệp nên sử dụng “quy tắc 3-2-1”:
    3 bản back up
    2 nơi khác nhau (có thể là 2 ổ cứng khác nhau)
    1 bản back up bên ngoài (lưu trên cloud hoặc ổ cứng rời).

Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch nâng cấp lên Windows 10 mà còn đang chần chừ thì tốt nhất là bạn nên quyết định nhanh, trước khi bị trở thành mồi ngon cho hacker sau ngày Windows 7 E.O.L!

BẠN CẦN NÂNG CẤP LÊN WINDOWS 10?

Liên hệ ngay với chúng tôi!

Bạn chưa chọn được sản phẩm phù hợp?

Hãy để PACISOFT tư vấn cho bạn

Điện thoại

02432 028 112 ♥ 02836 229 885

Email

sales@pacisoft.com

Online Chat

Góc phải màn hình

Nhanh tay đăng ký thông tin quan trọng & khuyến mãi có chọn lọc để nhận ưu đãi giới hạn

lên đến 29%