Trong bối cảnh chuyển đổi số tăng tốc, nhiều doanh nghiệp đang chuyển từ hạ tầng truyền thống sang giải pháp cloud để tăng tính linh hoạt, giảm chi phí và cải thiện khả năng vận hành. Điện toán đám mây không chỉ giúp doanh nghiệp loại bỏ gánh nặng đầu tư máy chủ vật lý mà còn hỗ trợ truy cập dữ liệu mọi lúc, dễ dàng mở rộng hệ thống và tăng cường bảo mật. Các dịch vụ đám mây như Google Cloud, Cloud Server đang trở thành lựa chọn phổ biến để triển khai hệ thống ERP, phần mềm bản quyền, quản lý dữ liệu và làm việc từ xa.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích:
- Giải pháp điện toán đám mây là gì, có gì khác với lưu trữ đám mây?
- Vì sao doanh nghiệp nên áp dụng cloud?
- Những giải pháp cloud cho doanh nghiệp đang được ưa chuộng hiện nay.
Cùng tìm hiểu để chọn đúng nền tảng cloud phù hợp với nhu cầu và mô hình doanh nghiệp của bạn.
Giải pháp điện toán đám mây là gì?
Giải pháp điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình triển khai hạ tầng CNTT thông qua internet, giúp doanh nghiệp sử dụng tài nguyên máy chủ, lưu trữ, phần mềm dưới dạng dịch vụ. Thay vì đầu tư hệ thống máy chủ (server) và hạ tầng vật lý riêng biệt tốn kém, doanh nghiệp có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ đám mây linh hoạt, dễ mở rộng và tính phí theo mức sử dụng thực tế.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, việc áp dụng giải pháp cloud cho doanh nghiệp không chỉ giúp tối ưu chi phí, mà còn nâng cao khả năng vận hành và bảo mật dữ liệu. Từ các công ty khởi nghiệp đến tập đoàn lớn đều đang ưu tiên lựa chọn các dịch vụ đám mây để thay thế mô hình hạ tầng truyền thống.
Các mô hình giải pháp điện toán đám mây phổ biến
Doanh nghiệp có thể triển khai giải pháp cloud theo các mô hình chính:
- IaaS (Infrastructure as a Service) – Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ: cung cấp tài nguyên như máy chủ ảo, lưu trữ, mạng và các tài nguyên khác như máy ảo, băng thông, địa chỉ IP,… qua internet. Đây là hình thức triển khai cloud server cho doanh nghiệp phổ biến nhất, phù hợp với doanh nghiệp cần toàn quyền quản trị hạ tầng. Người dùng có thể thuê và quản lý các tài nguyên này theo nhu cầu sử dụng thực tế mà không phải mua sắm và duy trì phần cứng vật lý. Dịch vụ IaaS giúp giảm thiểu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên IT.
- PaaS (Platform as a Service) – Nền tảng dưới dạng dịch vụ: cung cấp môi trường để triển khai và vận hành ứng dụng mà không cần quản lý hạ tầng. Giải pháp này thường dùng trong các công ty công nghệ, startup phần mềm. Người dùng không cần quan tâm đến việc quản lý hạ tầng phức tạp mà tập trung vào việc phát triển ứng dụng.
- SaaS (Software as a Service) – Phần mềm dưới dạng dịch vụ: cung cấp các ứng dụng phần mềm như ứng dụng văn phòng, quản lý tài chính, quản lý khách hàng, email,… hoạt động trực tuyến thông qua internet. Người dùng chỉ cần đăng nhập từ bất kỳ thiết bị di động nào có kết nối internet, mà không cần cài đặt và cập nhật phần mềm trên máy tính cá nhân. Đây là giải pháp cloud cho doanh nghiệp tối ưu về chi phí và tốc độ triển khai.
Tùy theo mục tiêu kinh doanh và năng lực kỹ thuật, doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình giải pháp điện toán đám mây phù hợp để đảm bảo tính linh hoạt, an toàn và hiệu quả dài hạn.
Giải pháp điện toán đám mây khác lưu trữ đám mây như thế nào?
Nhiều doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn giữa lưu trữ đám mây (Cloud Storage) và giải pháp điện toán đám mây (Cloud Computing). Tuy cùng thuộc hệ sinh thái dịch vụ đám mây, hai khái niệm này phục vụ những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
Giải pháp điện toán đám mây là gì? (Cloud Computing)
Điện toán đám mây là việc sử dụng các dịch vụ điện toán như lưu trữ, sức mạnh xử lý và phần mềm, được cung cấp thông qua các máy chủ từ xa, cho phép bạn truy cập và quản lý tài nguyên mà không cần dựa vào phần cứng vật lý. Giống như việc thuê sức mạnh điện toán và tài nguyên qua internet. Thay vì chỉ dựa vào phần cứng và phần mềm của máy tính, bạn truy cập các dịch vụ từ các máy chủ từ xa do nhà cung cấp bên thứ ba duy trì.
Dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
Lưu trữ đám mây là dịch vụ cho phép bạn lưu, truy cập và quản lý dữ liệu kỹ thuật số thông qua mạng trực tuyến thay vì trên thiết bị cục bộ hoặc máy chủ vật lý. Đây là không gian ảo nơi bạn có thể tải lên và truy cập các tệp như tài liệu, hình ảnh và video từ bất kỳ thiết bị nào bằng máy chủ đám mây.
So sánh các dịch vụ đám mây: Cloud Storage vs. Cloud Computing
Lưu trữ đám mây dành cho dữ liệu, trong khi giải pháp điện toán đám mây dành cho quy trình. Về cơ bản, dịch vụ cloud storage chỉ lưu trữ dữ liệu của bạn, trong khi điện toán đám mây cho phép bạn thực hiện các tác vụ với dữ liệu đó – chẳng hạn như phân tích thông tin, tạo báo cáo hoặc tự động hóa quy trình công việc kỹ thuật số. Xét về khía cạnh phụ thuộc lẫn nhau, điện toán đám mây và lưu trữ đám mây hoạt động cùng nhau: lưu trữ dựa vào điện toán để xử lý dữ liệu và điện toán dựa vào lưu trữ để truy cập, lưu trữ và quản lý dữ liệu mà nó làm việc.
So sánh giữa lưu trữ đám mây và giải pháp điện toán đám mây có thể giúp bạn xác định giải pháp nào phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình và lý do tại sao. Hãy cùng xem xét những điểm khác biệt chính giữa hai giải pháp cloud này:
Khía cạnh | Lưu trữ đám mây | Giải pháp điện toán đám mây |
---|---|---|
Mục tiêu sử dụng | Lưu trữ, chia sẻ, đồng bộ tệp dữ liệu – Hữu ích cho cả nhu cầu cá nhân và chuyên nghiệp. | Vận hành toàn bộ hệ thống CNTT qua cloud – Hầu hết được thiết kế riêng cho mục đích kinh doanh |
Đặc trưng | Các giải pháp lưu trữ đám mây thường bao gồm các tính năng như sao lưu dữ liệu, mã hóa và chia sẻ dễ dàng | Giải pháp điện toán đám mây cung cấp sức mạnh tính toán theo yêu cầu, lưu trữ ứng dụng và xử lý dữ liệu theo thời gian thực. |
Cấu trúc | Chỉ cung cấp dung lượng lưu trữ trực tuyến | Bao gồm hạ tầng (server), nền tảng và phần mềm |
Khả năng mở rộng | Giới hạn theo gói lưu trữ | Mở rộng linh hoạt CPU, RAM, bộ nhớ, dịch vụ |
Bảo mật & kiểm soát | Bảo mật cơ bản, ít quyền quản trị | Kiểm soát toàn diện, tích hợp bảo mật nâng cao |
Khi nào nên dùng cloud server, khi nào chỉ cần lưu trữ đám mây?
- Doanh nghiệp chỉ cần chia sẻ file nội bộ, sao lưu dữ liệu đơn giản → Dùng lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox,… là đủ.
- Doanh nghiệp cần hệ thống hoạt động 24/7, triển khai phần mềm, máy chủ ảo, cơ sở dữ liệu → Nên sử dụng giải pháp cloud cho doanh nghiệp dựa trên cloud server, đi kèm khả năng tùy biến cao và bảo mật chuyên sâu.
Việc phân biệt rõ nhu cầu giúp doanh nghiệp chọn đúng giải pháp điện toán đám mây thay vì đầu tư lãng phí hoặc thiếu hụt tài nguyên khi mở rộng sau này.
Nếu doanh nghiệp bạn đang triển khai phần mềm bản quyền, hệ thống ERP, CRM hoặc cần máy chủ riêng, thì dịch vụ đám mây dựa trên cloud server là lựa chọn phù hợp và lâu dài hơn.
Tại sao doanh nghiệp cần dịch vụ đám mây?
Trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, giải pháp cloud cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh, tiết kiệm chi phí và tăng cường bảo mật. Đây là lý do ngày càng nhiều đơn vị chuyển sang sử dụng giải pháp điện toán đám mây thay cho hạ tầng truyền thống.
Lợi ích của giải pháp điện toán đám mây
- Hợp tác dễ dàng hơn: Dễ dàng chia sẻ và truy cập tài liệu trên nhiều thiết bị và địa điểm khác nhau; cho phép nhiều người dùng làm việc trên một tệp cùng lúc nhưng vẫn duy trì tính toàn vẹn của tệp.
- Làm việc từ xa đơn giản hơn: Công nghệ điện toán đám mây cho phép nhân viên làm việc từ xa truy cập và cập nhật tài liệu theo thời gian thực ở mọi nơi nhờ khả năng đồng bộ dữ liệu tập trung.
- Quản lý nội dung và ứng dụng tốt hơn: Dịch vụ điện toán đám mây giúp quản lý nội dung hiệu quả hơn bằng cách tập trung dữ liệu một nơi và tích hợp AI, ML để hỗ trợ tìm kiếm, liên kết thông tin nhanh chóng.
Lợi ích của lưu trữ đám mây
- Bảo vệ dữ liệu trong thảm họa
- Tăng cường bảo mật dữ liệu
- Khả năng lưu trữ linh hoạt
- Giảm chi phí hoạt động
Tổng hợp các giải pháp Cloud – Dịch vụ đám mây nổi bật
Trên thị trường hiện nay, nhiều giải pháp cloud cho doanh nghiệp đang được triển khai rộng rãi nhằm giúp tổ chức tối ưu hạ tầng CNTT, nâng cao hiệu suất và bảo mật. Dưới đây là ba giải pháp điện toán đám mây tiêu biểu, đáng cân nhắc cho mọi mô hình doanh nghiệp.
1. Microsoft Azure – Giải pháp cloud cho doanh nghiệp cần nền tảng toàn diện
Microsoft Azure là một dịch vụ đám mây hàng đầu với hệ sinh thái hơn 200 sản phẩm, hỗ trợ triển khai cloud server, phân tích dữ liệu, AI, và tích hợp tốt với các hệ thống Microsoft đang có sẵn trong doanh nghiệp. Đây là giải pháp cloud cho doanh nghiệp đang cần một nền tảng điện toán đám mây đa năng, bảo mật cao và khả năng mở rộng linh hoạt.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ Cloud Security Center
- Đáp ứng tốt với kế hoạch mở rộng doanh nghiệp
- Khả năng khôi phục dữ liệu tốt
- Phân tích được data và insight doanh nghiệp
- Dễ dàng tích hợp và quản lý đội ngũ làm việc từ xa
- Tuân thủ quy định và pháp luật

WordPress on Microsoft Azure App Service
Giá bán Microsoft Azure:
Giá bán Microsoft Azure được tính linh hoạt theo mức sử dụng thực tế, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp. Đây là ưu điểm của giải pháp cloud cho doanh nghiệp, giúp tối ưu chi phí khi triển khai dịch vụ đám mây. Azure là lựa chọn đáng tin cậy cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp điện toán đám mây bảo mật và dễ mở rộng.
Liên Hệ Tư Vấn Microsoft Azure
2. Google Cloud (Google Workspace) – Dịch vụ đám mây mạnh mẽ cho dữ liệu và cộng tác
Google Cloud là giải pháp điện toán đám mây nổi bật với sức mạnh xử lý dữ liệu lớn, AI, và bảo mật theo chuẩn Google. Dịch vụ này đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp đang chuyển đổi số và muốn khai thác dữ liệu hiệu quả. Với khả năng tích hợp Google Workspace và hỗ trợ cloud server, Google Cloud là một trong những giải pháp cloud cho doanh nghiệp hiện đại và linh hoạt nhất hiện nay.
- Google Workspace Business Starter
- Google Workspace Business Standard
- Google Workspace Business Plus
- Google Workspace Enterprise
Ưu điểm:
- Cung cấp nhiều dịch vụ
- Có mạng lưới trung tâm dữ liệu toàn cầu
- Bảo mật dữ liệu mạnh mẽ
- Luôn cập nhật và cải tiến công nghệ
Giá bán Google Cloud:
Google Cloud không áp dụng mức giá cố định mà cho phép doanh nghiệp chủ động cấu hình tài nguyên theo nhu cầu. Nếu doanh nghiệp của bạn cần xử lý dữ liệu lớn, làm việc nhóm hiệu quả và tối ưu hạ tầng CNTT, đặc biệt là đang trong quá trình chuyển đổi số, thì giải pháp đám mây của Google Cloud là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Liên Hệ Tư Vấn Google Cloud
3. Oracle Cloud – Giải pháp đám mây cho ứng dụng nghiệp vụ và cơ sở dữ liệu
Oracle Cloud Infrastructure (OCI) là dịch vụ đám mây chuyên biệt dành cho các ứng dụng trọng yếu như ERP, cơ sở dữ liệu và phân tích doanh nghiệp. Nhờ hiệu năng mạnh, bảo mật cao và khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn, Oracle trở thành lựa chọn tối ưu cho các giải pháp cloud cho doanh nghiệp lớn, hoạt động trong ngành tài chính, bán lẻ, sản xuất…
- Oracle Database Enterprise Edition
- Oracle Database Standard Edition 2
- Orcale NetSuite
- Xem thêm về Oracle
Ưu điểm:
- Dễ dàng migrate dữ liệu lên cloud
- Hệ sinh thái đối tác rộng lớn (Terraform, GitHub, GiLab, paloalto, Fortinet,…), cung cấp đa dạng dịch vụ hỗ trợ phát triển ứng dụng cloud-native hiệu quả và linh hoạt.
- Tự động mật vệ, điều chỉnh và mở rộng quy mô ứng dụng
- Hỗ trợ chiến lược đám mây lai (hybrid cloud)
- Bảo mật được tích hợp sẵn, mặc định, không tính thêm phí
Giá bán Oracle Cloud:

*So sánh dựa trên mức giá tại khu vực miền Đông nước Mỹ. *Giá trên chưa bao gồm thuế, phí nhập về Việt Nam
Oracle Cloud có chính sách giá bán tối ưu cho doanh nghiệp cần vận hành hệ thống dữ liệu và ứng dụng phức tạp trên nền tảng đám mây. Tương tự như các giải pháp điện toán đám mây khác, Oracle Cloud định giá theo khối lượng sử dụng thực tế và hỗ trợ nhiều cấu hình chuyên sâu, phù hợp với các tổ chức cần hiệu năng cao và khả năng tùy chỉnh sâu. Dịch vụ đám mây của Oracle đặc biệt phù hợp cho các ngành tài chính, sản xuất và bán lẻ.
Liên Hệ Tư Vấn Oracle Cloud
Câu hỏi thường gặp về dịch vụ đám mây
1. Khi nào doanh nghiệp nên dùng cloud computing thay vì cloud storage?
Doanh nghiệp nên sử dụng giải pháp điện toán đám mây (cloud computing) khi cần truy cập và quản lý các tài nguyên công nghệ thông tin như máy chủ, mạng, phần mềm và ứng dụng từ bất cứ đâu thông qua internet, thay vì chỉ lưu trữ dữ liệu.
2. Có thể kết hợp giải pháp điện toán đám mây với lưu trữ đám mây không?
Có, hoàn toàn có thể kết hợp điện toán đám mây với dịch vụ lưu trữ đám mây.
3. Cloud Computing có an toàn không?
Nhìn chung giải pháp điện toán đám mây an toàn hơn hầu hết các trung tâm dữ liệu tư nhân, vì họ có đội ngũ kỹ sư tốt và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực. Doanh nghiệp nên lựa chọn những doanh nghiệp uy tín hoặc tìm kiếm những nhà cung cấp uy tín – Như Pacisoft Việt Nam.
Doanh nghiệp ần tư vấn và báo giá triển khai giải pháp đám mây – dịch vụ cloud?
Liên hệ mua, triển khai giải pháp cloud giá tốt
PACISOFT hiện kinh doanh hàng chục ngàn mặt hàng công nghệ phục vụ doanh nghiệp trong hơn 15 năm qua bao gồm máy tính PC/ Laptop/ máy chủ/ máy trạm/ thiết bị lưu trữ/ màn hình/ thiết bị mạng cùng hơn 10,000 loại phần mềm có bản quyền chính hãng đến từ 250 nhãn hiệu quốc tế hàng đầu. Ngoài ra, dịch vụ CNTT tại PACISOFT chuyên nghiệp cũng được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn. Truy cập PACISOFT.com.vn hoặc PACISOFT.vn để tìm hiểu thêm!
» Xem lý do chọn PACISOFT
» Tại sao nên mua hàng tại PACISOFT
Liên hệ Pacisoft để được tư vấn nhiệt tình nhất.
- (024) 32 028 112 | (028) 36 229 885
- sales@pacisoft.com
- Chat với chuyên viên tư vấn Online
- Liên hệ tư vấn
Việc mua trực tiếp tại PACISOFT sẽ giúp khách hàng nhận các lợi ích bao gồm:
- Bản quyền chính hãng
- Không rủi ro về mặt pháp lý vi phạm sở hữu trí tuệ
- Bản quyền được bảo vệ, bảo lưu và khôi phục khi thất lạc hoặc gặp sự cố
- Được kết nối để hãng hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng
- Có hóa đơn GTGT đầy đủ hợp pháp, hợp lệ
- Chi phí được đưa vào công ty hợp lý theo sổ sách kế toán
- Sử dụng bản quyền giúp nhân viên làm việc an tâm, thoải mái và hạnh phúc hơn
- Hiệu suất máy tính khi sử dụng phần mềm chính hãng sẽ ổn định, mượt mà do không bị thay đổi core sản phẩm
- Tránh mã độc, virus, trojan, phần mềm độc hại.. đánh cắp thông tin hoặc xung đột phần mềm, phần cứng